Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
50568

Tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh thể beta ( Thalassemia )

Ngày 27/10/2023 09:06:25

Trạm y tế thị trấn Yên Lâm tăng cường công tác tuyên truyền về các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh thể be ta ( Thalassemia ) để nhân dân biết và thực hiện nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng

 

Bài tuyên truyền:

Bệnh tan máu bẩm sinh thể beta ( Thalassemia )

 triệu chứng, nguyên nhân,và phòng ngừa điều trị

          1. Bệnh tan máu bẩm sinh thể beta ( Thalassemia) là gì? Thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường, một loại phân tử protein trong hồng cầu vận chuyển oxy. Rối loạn này là kết quả của sự phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, một tình trạng trong đó cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh bình thường.

          Thalassemia là bệnh di truyền, có nghĩa là ít nhất một trong bố hoặc mẹ phải là người mang bệnh, do một đột biến di truyền hoặc một tình trạng xóa bỏ một số đoạn gen là nguyên nhân quan trọng.

          Hai dạng bệnh thalassemia chính là alpha-thalassemia và beta-thalassemia. Trong alpha-thalassemia, ít nhất một trong số các gen alpha globin có đột biến hoặc bất thường. Trong bệnh beta-thalassemia, gen beta globin bị ảnh hưởng. Hãy cùng tìm hiểu thalassemia là bệnh gì và có bao nhiêu thể thalassemia thường gặp nhé.

          2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thalassemia. Tùy theo loại hội chứng thalassemia, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau:

          - Bệnh Thalassemia thể nhẹ

          Thalassemia thể nhẹ thường không gây ra triệu chứng. Nếu có, bệnh gây thiếu máu nhẹ.

          - Bệnh Beta-thalassemia

          Thiếu máu beta-thalassemia có hai loại nghiêm trọng, đó là thalassemia thể nặng và thalassemia thể trung gian (ít nghiêm trọng hơn trong bệnh beta-thalassaemia). Thiếu máu trầm trọng liên quan đến tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

          + Biếng ăn

          + Nhợt nhạt, da xanh xao

          + Nhiễm trùng thường xuyên

          + Chán ăn

          + Không phát triển hoặc chậm phát triển

          + Vàng da, có màu vàng da hoặc mắt trắng

          + Các cơ quan bị trương phình.

          + Loại bệnh thalassemia này thường nặng đến mức đòi hỏi bạn phải truyền máu thường xuyên.

tải xuống (1).jpg

          - Bệnh Alpha-thalassemia

          Alpha-thalassemia cũng có hai loại nghiêm trọng, đó là rối loạn hemoglobin H và bệnh phù thai. Rối loạn hemoglobin H có thể gây ra các vấn đề về xương. Má, trán và hàm có thể phát triển lên quá mức. Ngoài ra, rối loạn hemoglobin H có thể gây ra: Vàng da, có màu vàng da hoặc mắt trắng. Lách phát triển mạnh. Dinh dưỡng kém. Bệnh phù thai được coi là một dạng thalassemia cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh này xảy ra trước khi sinh. Hầu hết những trẻ bị bệnh này đều chết non hoặc chết ngay sau khi sinh.

          3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh thalassemia?

          Bệnh thalassemia là một tình trạng xảy ra khi có bất thường hoặc đột biến ở một trong các gen liên quan đến việc sản xuất hemoglobin. Bạn nhận khiếm khuyết di truyền này từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ.

Nếu chỉ có bố hoặc mẹ của bạn là người di truyền bệnh thalassemia, bạn có thể phát triển một dạng bệnh được gọi là thalassemia thể nhẹ.

Nếu cả bố lẫn mẹ của bạn là người mang bệnh thalassemia, bạn sẽ có nguy cơ mắc một dạng bệnh nghiêm trọng hơn.

         Nguy cơ mắc phải? Những ai thường mắc phải bệnh thalassemia?

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), bệnh thalassemia phổ biến nhất ở những nước châu Á, Trung Đông, châu Phi và Địa Trung Hải như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

          Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thalassemia?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

          + Tiền sử gia đình mắc bệnh thalassemia. Thalassemia được truyền từ cha mẹ sang trẻ thông qua gen đột biến hemoglobin. Nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh thalassemia, bạn có nguy cơ mắc bệnh này.

          + Nguồn gốc tổ tiên. Thalassemia xảy ra thường xuyên nhất ở người Mỹ gốc Phi và ở người có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Đông Nam Á.

          Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh thalassemia?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám sức khỏe để xác định tình trạng này.

Sau khi kiểm tra, họ có thể sẽ lấy mẫu máu. Bác sĩ sẽ gửi mẫu này đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra bệnh thiếu máu và hemoglobin bất thường. Các tế bào hồng cầu bất thường hình thành là một dấu hiệu của bệnh thalassemia.

Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra được gọi là điện di hemoglobin. Thử nghiệm này tách các phân tử khác nhau trong hồng cầu ra, cho phép xác định loại bất thường.

Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh thalassemia, khám sức khỏe cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh, ví dụ như một lá lách sưng to có thể khiến bác sĩ khuyến cáo bạn về bệnh.

tải xuống.jpg

          Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thalassemia?

          Tùy theo loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị thalassemia sẽ được xác định. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một quá trình điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Một số phương pháp điều trị được sử dụng bao gồm:

+ Truyền máu

+ Cấy ghép tủy xương (BMT)

+ Thuốc và các chất bổ sung

+ Có thể phẫu thuật để loại bỏ lá lách hoặc túi mật.

Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên uống vitamin hoặc các chất bổ sung chứa sắt. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn cần truyền máu. Những người được truyền máu sẽ nhận thêm chất sắt mà cơ thể không thể dễ dàng tiêu thụ được. Sắt có thể tích tụ trong mô, gây tử vong.

Bạn cũng có thể cần phương pháp điều trị chelation nếu bạn đang được truyền máu. Điều này thường liên quan đến việc tiêm một chất hóa học liên kết với sắt và các kim loại nặng khác. Điều này giúp loại bỏ chất sắt ra khỏi cơ thể.

                                                                                                                         Trạm y tế thị trấn Yên Lâm

 

Tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh thể beta ( Thalassemia )

Đăng lúc: 27/10/2023 09:06:25 (GMT+7)

Trạm y tế thị trấn Yên Lâm tăng cường công tác tuyên truyền về các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh thể be ta ( Thalassemia ) để nhân dân biết và thực hiện nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng

 

Bài tuyên truyền:

Bệnh tan máu bẩm sinh thể beta ( Thalassemia )

 triệu chứng, nguyên nhân,và phòng ngừa điều trị

          1. Bệnh tan máu bẩm sinh thể beta ( Thalassemia) là gì? Thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường, một loại phân tử protein trong hồng cầu vận chuyển oxy. Rối loạn này là kết quả của sự phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, một tình trạng trong đó cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh bình thường.

          Thalassemia là bệnh di truyền, có nghĩa là ít nhất một trong bố hoặc mẹ phải là người mang bệnh, do một đột biến di truyền hoặc một tình trạng xóa bỏ một số đoạn gen là nguyên nhân quan trọng.

          Hai dạng bệnh thalassemia chính là alpha-thalassemia và beta-thalassemia. Trong alpha-thalassemia, ít nhất một trong số các gen alpha globin có đột biến hoặc bất thường. Trong bệnh beta-thalassemia, gen beta globin bị ảnh hưởng. Hãy cùng tìm hiểu thalassemia là bệnh gì và có bao nhiêu thể thalassemia thường gặp nhé.

          2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thalassemia. Tùy theo loại hội chứng thalassemia, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau:

          - Bệnh Thalassemia thể nhẹ

          Thalassemia thể nhẹ thường không gây ra triệu chứng. Nếu có, bệnh gây thiếu máu nhẹ.

          - Bệnh Beta-thalassemia

          Thiếu máu beta-thalassemia có hai loại nghiêm trọng, đó là thalassemia thể nặng và thalassemia thể trung gian (ít nghiêm trọng hơn trong bệnh beta-thalassaemia). Thiếu máu trầm trọng liên quan đến tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

          + Biếng ăn

          + Nhợt nhạt, da xanh xao

          + Nhiễm trùng thường xuyên

          + Chán ăn

          + Không phát triển hoặc chậm phát triển

          + Vàng da, có màu vàng da hoặc mắt trắng

          + Các cơ quan bị trương phình.

          + Loại bệnh thalassemia này thường nặng đến mức đòi hỏi bạn phải truyền máu thường xuyên.

tải xuống (1).jpg

          - Bệnh Alpha-thalassemia

          Alpha-thalassemia cũng có hai loại nghiêm trọng, đó là rối loạn hemoglobin H và bệnh phù thai. Rối loạn hemoglobin H có thể gây ra các vấn đề về xương. Má, trán và hàm có thể phát triển lên quá mức. Ngoài ra, rối loạn hemoglobin H có thể gây ra: Vàng da, có màu vàng da hoặc mắt trắng. Lách phát triển mạnh. Dinh dưỡng kém. Bệnh phù thai được coi là một dạng thalassemia cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh này xảy ra trước khi sinh. Hầu hết những trẻ bị bệnh này đều chết non hoặc chết ngay sau khi sinh.

          3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh thalassemia?

          Bệnh thalassemia là một tình trạng xảy ra khi có bất thường hoặc đột biến ở một trong các gen liên quan đến việc sản xuất hemoglobin. Bạn nhận khiếm khuyết di truyền này từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ.

Nếu chỉ có bố hoặc mẹ của bạn là người di truyền bệnh thalassemia, bạn có thể phát triển một dạng bệnh được gọi là thalassemia thể nhẹ.

Nếu cả bố lẫn mẹ của bạn là người mang bệnh thalassemia, bạn sẽ có nguy cơ mắc một dạng bệnh nghiêm trọng hơn.

         Nguy cơ mắc phải? Những ai thường mắc phải bệnh thalassemia?

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), bệnh thalassemia phổ biến nhất ở những nước châu Á, Trung Đông, châu Phi và Địa Trung Hải như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

          Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thalassemia?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

          + Tiền sử gia đình mắc bệnh thalassemia. Thalassemia được truyền từ cha mẹ sang trẻ thông qua gen đột biến hemoglobin. Nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh thalassemia, bạn có nguy cơ mắc bệnh này.

          + Nguồn gốc tổ tiên. Thalassemia xảy ra thường xuyên nhất ở người Mỹ gốc Phi và ở người có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Đông Nam Á.

          Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh thalassemia?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám sức khỏe để xác định tình trạng này.

Sau khi kiểm tra, họ có thể sẽ lấy mẫu máu. Bác sĩ sẽ gửi mẫu này đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra bệnh thiếu máu và hemoglobin bất thường. Các tế bào hồng cầu bất thường hình thành là một dấu hiệu của bệnh thalassemia.

Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra được gọi là điện di hemoglobin. Thử nghiệm này tách các phân tử khác nhau trong hồng cầu ra, cho phép xác định loại bất thường.

Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh thalassemia, khám sức khỏe cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh, ví dụ như một lá lách sưng to có thể khiến bác sĩ khuyến cáo bạn về bệnh.

tải xuống.jpg

          Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thalassemia?

          Tùy theo loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị thalassemia sẽ được xác định. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một quá trình điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Một số phương pháp điều trị được sử dụng bao gồm:

+ Truyền máu

+ Cấy ghép tủy xương (BMT)

+ Thuốc và các chất bổ sung

+ Có thể phẫu thuật để loại bỏ lá lách hoặc túi mật.

Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên uống vitamin hoặc các chất bổ sung chứa sắt. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn cần truyền máu. Những người được truyền máu sẽ nhận thêm chất sắt mà cơ thể không thể dễ dàng tiêu thụ được. Sắt có thể tích tụ trong mô, gây tử vong.

Bạn cũng có thể cần phương pháp điều trị chelation nếu bạn đang được truyền máu. Điều này thường liên quan đến việc tiêm một chất hóa học liên kết với sắt và các kim loại nặng khác. Điều này giúp loại bỏ chất sắt ra khỏi cơ thể.

                                                                                                                         Trạm y tế thị trấn Yên Lâm

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC